Tổng Quan Sự phát triển Công Nghệ phần mềm

12/07/2018

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang đến cho doanh nghiệp công nghệ những động cơ tăng trưởng mới. Đi kèm với đó là thị trường công nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam ngày càng tăng trưởng trở lên hấp dẫn hơn. 

Công nghệ phần mềm bao gồm:  

  •  Gia công phần mềm
  •  Thiết kế, phát triển phần mềm
  •  Tích hợp hệ thống 
  •  Dịch vụ IT
  •  Lập kế hoạch phần mềm 
  •  Tư vấn phần mềm
  •  Cơ hội cho Việt Nam gia tăng thị phần trong ngành công nghệ phần mềm thế giới
- Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang đến cho doanh nghiệp công nghệ những động cơ tăng trưởng mới. Đi kèm với đó là thị trường công nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam ngày càng tăng trưởng trở lên hấp dẫn hơn. 
- Việt Nam ngày càng có vai trò lớn hơn trong ngành công nghệ phần mềm thế giới khi liên tục cải thiện thứ hạng và lọt Top 30 thế giới về gia công phần mềm.
- Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam phần lớn cho 2 thị trường chính là Mỹ và Nhật (theo Vinasa).
- Việt Nam chủ yếu vẫn ở cấp thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu. Tuy nhiên trong mấy chục năm gần đây Việt Nam đã nỗ lực để bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành phần mềm.
-  Năm 2016, Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner đánh giá Việt Nam là 1 trong 6 điểm hàng đầu về chuyển giao Công ngệ toàn cầu. 
 - Vài năm gần đây một số Doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã và đang mở rộng kinh doanh, đưa sản phẩm, giải pháp phần mềm của Việt Nam sang thị trường các nước đang phát triển tiêu biểu như: FPT IS, MISA, ViniCorp, ...
- Việc phát triển phần mềm không chỉ đơn thuần là công việc liên quan đến máy tính. Cũng không phải ngồi viết code qua ngày. Một nhà phát triển phần mềm giỏi cần phải biết, việc phát triển phần mềm bao gồm rất nhiều các công đoạn:
  • Xác định vấn đề: Bạn phải định rõ được vấn đề trước khi giải quyết nó.
  • Xây dựng/ thu thập yêu cầu: Khi đã rõ vấn đề, hãy xác định nhu cầu của người dùng, họ muốn giải quyết vấn đề tới mức như thế nào, chi tiết ra sao? 
  • Lên kế hoạch thực hiện: Bởi có rất nhiều việc cần làm, bạn cần phải lên kế hoạch cẩn thận nếu không muốn tất cả " Chỉ là lý tưởng".
  • Thiết kế kiến trúc tổng quan (high - level design): Khi đã xác định vấn đề rồi, bạn cần phải chọn lựa công cụ cần thiết để thực hiện, các bước chính yếu cần xử lý và tổng quan công việc cần phải làm.
  • Thiết kế chi tiết (detailed design): Khi đã hình dung sơ bộ được bộ khung công việc, đã đến lúc xử lí chi tiết từng vấn đề một, bởi vì cùng một mong muốn, nhưng sẽ có nhiều cách khác nhau để thực hiện
  • Viết code và debug: Khi đã biết mình phải làm cụ thể những gì, bắt tay vào code thôi. Đây là phần cụ thể nhất mà ta thường làm, do đó hay bị hiểu nhầm rằng phát triển phần mềm là chỉ có … viết code.
  • Kiểm thử phần mềm (Unit test, integration test – test tích hợp, …): Không có điều gì là hoàn hảo, bởi thế không có phần mềm nào mà không có lỗi. Hãy kiểm tra để phần mềm có thể hoạt động đúng yêu cầu.
  • Hợp nhất hệ thống: Nếu phần mềm rất lớn và cần chia ra các modules nhỏ để làm song song bởi nhiều người, thì phải hợp nhất lại thành một thể thống nhất.
  • Bảo trì hệ thống: Con người cũng có lúc đau ốm bệnh tật, phần mềm cũng thế, nó cũng cần được bảo trì và chăm sóc thường xuyên.

Sản phẩm và dịch vụ tích hợp hệ thống bao gồm:

  • Tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp tích hợp hạ tầng CNTT cho các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi ngành nghề, có quy mô lớn và yêu cầu công nghệ cao như: Mạng diện rộng/Mạng WAN toàn ngành; Hệ thống Intranet toàn ngành; Trung tâm dữ liệu; Trung tâm dữ liệu dự phòng; Giải pháp sao lưu/lưu trữ dữ liệu tầm cao; Giải pháp khôi phục dữ liệu sau thảm họa; v.v.
  • Tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp CNTT tổng thể cho khối cơ quan Chính phủ như: Cổng thông tin, mua sắm điện tử, tự động hóa văn phòng, v.v. Cho khối doanh nghiệp như: ERP, CRM, v.v.
  • Tư vấn thiết kế, triển khai giải pháp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp quản lý nghiệp vụ thẻ, vay – cho vay, quản lý rủi ro, quản lý vốn, Internet banking, Mobile banking, hệ thống lõi cho các công ty bảo hiểm.
  • Giải pháp cho giáo dục đào tạo (E-Learning, quản trị đào tạo nghiên cứu...) và các giải pháp tổng thể cho ngành viễn thông (giải pháp tính cước, chăm sóc khách hàng...). 

Ứng dụng tích hợp hệ thống ở Việt Nam

  • Dịch vụ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
  • Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp.
  • Các hệ thống thanh toán giám sát - Thông tin tắc nghẽn giao thông (do và không do sự cố).
  • Thông tin về thời tiết và tình trạng mặt đường.
  • Hỗ trợ kiểm soát và điều hành giao thông.
  • Giám sát xe nặng, xe vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu - Dịch vụ triển khai các giải pháp ngân hàng, chứng khoán và viễn thông …
Sưu tầm: N.V.H